Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp, kụm công nghiệp
Nhằm phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp lý, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng, chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN bằng pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận, đóng góp ý kiến và sử dụng thông tin pháp luật; cung cấp văn bản QPPL, văn bản QLNN (không thuộc danh mục văn bản bí mật Nhà nước) và giải đáp những vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp quan tâm nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Thực hiện Kế hoạch số 1659/KH-UBND, ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KKT, KCN, CCN) thuộc phạm vi quản lý. Nội dung Kế hoạch đã tập trung vào nội dung sau:
1. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp: Duy trì việc cập nhậtcác văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước (không thuộc danh mục văn bản bí mật Nhà nước)lên Trang TTĐT của cơ quan để doanh nghiệp biết, khai thác, triển khai; Tiếp tục hoàn thiện, đăng ký dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với các thủ tục hành chínhthuộc phạm vi giải quyết của BQLKKT tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp,giảm thiểu chi phí, thời gian và hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết thủ tục hành chính; giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin và gửi hồ sơ đăng ký giải quyết thủ tục hành chính mọi lúc, mọi nơi; Thực hiện công khai minh bạch quá trình tiếp nhận, thụ lý, xử lý, hoàn trả hồ sơ cho doanh nghiệp; đảm bảo việc giám sát của mọi công dân, doanh nghiệp trong quá trình xử lý thủ tục hành chính đối với cáccán bộ công chức làm nhiệm vụ.
2. Giới thiệu, phổ biến các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp: Tổ chức phổ biến các tài liệu, giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan cho các doanh nghiệp bằng các hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng như: Hỏi - đáp pháp luật, đề cương giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, tờ gấp pháp luật; thông qua các hội nghị người lao động...
3. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: Phối hợp với Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp, BHXH tỉnh, Cục thuế tỉnh…tổ chức các khóa bồi dưỡng theo chuyên đề về thuế, hải quan, bảo hiểm,pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp đầu tư, cho các doanh nghiệp trên địa bàn KKT, KCN, CCN để giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các quy định pháp luật mới.
4. Thực hiện việc giải đáp pháp luật theo quy định tại Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan khi có yêu cầu của doanh nghiệp, bằng các hình thức: Giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ưu tiên thực hiện bằng hình thức giải đáp trên Trang TTĐTcơ quan.
5. Tiếp nhận các kiến nghị của doanh nghiệp: Tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật; báo cáo các cơ quan, ngành chức năng xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp; Thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, các quy định có liên quan đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tiến hành rà soát, kiểm tra bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BQLKKT tỉnh, thực hiện niêm yết công khai tại Trụ sở cơ quan và trên Trang TTĐT cơ quan; thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Văn phòng (tổng hợp)