ke-hoach-trien-khai-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-va-thuc-hien-chi-thi-so-10ct-ttg-ngay-2242019-cua-thu-tuong-chinh-phu-trong-nam-2024

Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024

Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024

Article

Ngày 29/01/2024, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch số 14/KH-BQLKKT về triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2024. Cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức và triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC); thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, lao động cơ quan về công tác PCTN, TC; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, các đơn vị trực thuộc trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện pháp luật PCTN, TC thuộc phạm vi quản lý.

- Xác định công tác PCTN, TC là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động quản lý nhà nước, trong đó công tác phòng ngừa là chính, phải thực hiện kiên trì, liên tục, tích cực, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm.

- Ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ công chức, viên chức có năng lực, kỷ cương, liêm chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp, giải pháp đề ra tại Kế hoạch số 160/KH-UBND, ngày 17/01/2024 của UBND tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị

- Người đứng đầu cơ quan, các đơn vị trực thuộc phải nêu cao tính tiền phong, gương mẫu để lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC; phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN, TC, các quy định của pháp luật về PCTN, TC; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCTN, TC; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận quan tâm theo đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về lối sống, đạo đức cho công chức, viên chức; chú trọng giáo dục về bản lĩnh chính trị, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, ý thức tự phê bình và phê bình; tự giác trong rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính giữ gìn phẩm chất, xây dựng đoàn kết nội bộ.

2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN, TC

- Tiến hành rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về PCTN, TC, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh TN, TC như: tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản...và các lĩnh vực khác.

- Tăng cường công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật PTCN; thực hiện có hiệu quả công tác PTCN, TC tại cơ quan, các đơn vị trực thuộc; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp PCTN, TC.

- Nghiên cứu, tham mưu rà soát, hệ thống hóa, tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính khi có yêu cầu.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

- Quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác  PCTN, TC, trọng tâm là các kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC; Hướng dẫn số 25-HD/BCDDTWW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC “về một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực”; Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; nội dung cuốn sách“ Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, TC góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

- Công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, TC gắn với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, TC.

- Duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục trên Trang TTĐT cơ quan về chủ đề PCTN, TC.

4. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, đơn vị

4.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị: Tổ chức thực hiện công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng theo quy định những thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị  (trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước), đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm việc công khai minh bạch theo quy định của pháp luật về công khai minh bạch.

4.2. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công phù hợp với quy định hiện hành, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ; xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị về thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

4.3. Thực hiện quy tắc ứng xử và kiểm soát xung đột lợi ích: Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Rà soát, xây dựng, ban hành, sửa đổi các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp tại cơ quan để làm cơ sở thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức, viên chức.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về tặng quà và nhận quà tặng; đảm bảo không có trường hợp công chức, viên chức vi phạm.

Trên cơ sở các quy định pháp luật về PCTN, TC và hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến từng lĩnh vực, triển khai các biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định.

4.4. Chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức: Xây dựng, ban hành và công khai Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền, lập danh sách công chức, viên chức phải chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và triển khai thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) theo quy định.

Triển khai thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.

4.5. Về kê khai tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập: Thực hiện nghiêm túc việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo Luật PCTN, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập và Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 08/2/2022 của Bộp Chính trị về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; đồng thời thực hiện việc xác minh tài sản thu nhập theo đúng quy định của Luật PCTN.

4.6. Công tác cải CCHC và ứng dụng KHCN: Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ tại Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Kon Tum năm 20241, Tiếp tục đẩy mạnh cải cách bộ máy theo hướng gọn nhẹ, đủ năng lực hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Thực hiện tốt Đề án xác định vị trí việc làm, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ công chức, viên chức.

Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế và chuẩn hóa danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.

 Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính; sử dụng và vận hành có hiệu quả hệ thống Chính quyền điện tử, Chính quyền số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản lý nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Tăng cường triển khai thực hiện việc tự kiểm tra nội bộ trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức thuộc quyền quản lý nhằm chủ động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

Phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định, tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, các quy định về PCTN; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý được đôn đốc thực hiện nghiêm túc.

Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; phối hợp giải quyết triệt để các vụ tố cáo có liên quan đến tham nhũng, có các biện pháp hữu hiệu để, khuyến khích, bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

6. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể cơ quan trong việc thực hiện pháp luật về PCTN, TC

Phát huy vai trò của của các tổ chức đoàn thể cơ quan trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN, TC; vận động mọi thành viên tham gia giám sát công tác PCTN, ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc tham nhũng. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện, khuyến khích công chức, viên chức, người lao động phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Phòng, đơn vị trực thuộc:  Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện tốt các nội dung kế hoạch.

2. Văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Theo dõi, đôn đốc các Phòng, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện; đồng thời tham mưu tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) theo quy định./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử 

Các tin cùng chủ đề 10
Top page Desktop