tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Article

Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Kon Tum; đưa công tác phòng chống cháy nổ ngày càng đi vào nề nếp, đặc biệt là vào mùa hanh khô kéo dài.

Ngày 04 tháng 04 năm 2024 Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum có Văn bản số 390/BQLKKT-XDTNMT chỉ đạo và yêu cầu Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các KCN, KKT và các đơn vị trực thuộc triển khai các nhiệm vụ về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cụ thể:

1. Đối với Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban quản lý về công tác PCCC trên địa bàn KKT, các KCN; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các cơ sở;

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho công nhân, người lao động thuộc phạm vi quản lý;

- Tiến hành dọn dẹp sạch sẽ khu vực khuôn viên cơ sở và phạm vi xung quanh cơ sở, đặc biệt là các vật liệu khô như lá cây, cỏ và các vật liệu dễ cháy dễ gây nguy cơ cháy và phát tán, cháy lan ra khu vực xung quanh;

- Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác PCCC tại cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc duy trì các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các vụ cháy, nổ xảy ra (đặc biệt là việc quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện và các chất, hàng nguy hiểm đẽ gây ra cháy, nổ); thành lập, duy trì hiệu quả hoạt động của Đội PCCC cơ sở; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ tốt cho công tác PCCC theo quy định;

2. Đối với các đơn vị trực thuộc Ban quản lý

- Tăng cường công tác tự kiểm tra tại chỗ về công tác PCCC tại đơn vị, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra tình trạng vi phạm, mất an toàn về PCCC tại cơ quan, đơn vị;

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho người dân và cán bộ, công chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý. Đơn vị nào để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác PCCC trước Lãnh đạo ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và trước pháp luật;

- Rà soát, đánh giá thực trạng công tác PCCC tại các trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc; thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, đánh giá thực trạng các phương tiện, thiết bị PCCC và cứu nạn cứu hộ, kiến nghị thay thế các phương tiện thiết bị đã hết hạn sử dụng hoặc không còn chức năng sử dụng để đảm bảo công tác PCCC luôn luôn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy, nổ xảy ra;

- Giao Phòng quản lý xây dựng, tài nguyên, môi trường theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, các đơn vị trực thuộc BQL thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này.

3.Đối với Đội PCCC chuyên ngành KCN Hòa Bình

- Cắt cử đội viên thuộc đội PCCC chuyên ngành được thành lập theo Quyết định số 106/QĐ-BQLKKT ngày 11/11/2022 của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trực ban nghiêm túc theo lịch phân công của Đội trưởng đội PCCC chuyên ngành; chịu trách nhiệm liên đới nếu không cử đội viên trực ban theo lịch phân công mà có sự cố cháy nổ xảy ra làm gây thiệt hại đến tài sản, sức khỏe của người lao động tại doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm quy chế hoạt động theo quy định tại Quyết định số 106/QĐ-BQLKKT ngày 11/11/2022 của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Đội phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành tại Khu công nghiệp Hòa Bình, thành phố Kon Tum;

- Tổ chức nắm tình hình việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn KCN Hòa Bình để kịp thời phát hiện tồn tại, thiếu sót về PCCC có biện pháp đề nghị, kiến nghị khắc phục tồn tại, thiếu  sót về PCCC;

- Xây dựng tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn cứu hộ theo thẩm quyền; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, công tác cứu nạn, cứu hộ khi có cháy, nổ, các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ở địa phương khác khi có yêu cầu, được huy động;

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân trên địa bàn nắm, thực hiện. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, tham gia thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Thực hiện nghiêm công tác trực ban cũng như các nhiệm vụ được giao, phân công theo quy định.

Nguyễn Thanh Dao (Văn phòng).

Top page Desktop