tang-cuong-hieu-luc-hieu-qua-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-khoang-san-tren-dia-ban-tinh-kon-tum

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Article

Ngày 27/12, UBND tỉnh ban hành văn bản số 4530/UBND-NNTN về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ:

 - Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm các nội dung của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc: (i) đăng ký tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi; (ii) việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi; (iii) kiểm tra về yêu cầu đối với bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông, việc lắp đặt trạm 2 cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi; yêu cầu về phương tiện vận chuyển cát, sỏi trên sông; (iv) về yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh và sử dụng cát, sỏi lòng sông, việc tuân thủ các quy định về đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản được sử dụng trong các công trình; (v) kiểm tra, giám sát về thời gian được phép khai thác, việc thực hiện các quy định pháp luật trong báo cáo đánh giá tác động của hoạt động khai thác đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ, xói lòng dẫn, xói lở bờ, bãi sông, suy giảm mực nước sông trong mùa cạn, bảo tồn các hệ sinh thái liên quan; (vi) kiểm tra, giám sát việc thống kê, kiểm kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2020/TT-BTNMT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan chủ động kiểm tra, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vi phạm trong hoạt động khoáng sản; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, các nội dung miễn giảm thuế (nếu có) phải đảm bảo, tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan: Tổ chức rà soát, thống kê số liệu về công tác quản lý khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (công tác quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác; tài nguyên trữ lượng đã cấp/đã khai thác/trữ lượng còn lại; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm); nghiên cứu Công văn số 9992/BTNMT-KSVN ngày 27 tháng 11 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư, khoáng sản và pháp luật khác có liên quan để kiểm tra, rà soát giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, các giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã cấp để tham mưu đề xuất chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật nếu các dự án đầu tư, giấy phép khai thác khoáng sản không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; đề xuất các biện pháp quản lý tiếp theo. 

Đào Nguyên Hòa - Phòng QLĐT.

Top page Desktop