trien-khai-thuc-hien-cac-bien-phap-ve-phong-chay-chua-chay-tai-kkt-kcn

Triển khai thực hiện các biện pháp về phòng cháy chữa cháy tại KKT, KCN

Triển khai thực hiện các biện pháp về phòng cháy chữa cháy tại KKT, KCN

Article

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh vừa ban hanhg văn bản số 130/BQLKKT-QHXD về đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, KCN Hòa Bình và CCN Đăk La triển khai thực hiện các biện pháp về phòng cháy chữa cháy.

Theo đó, Ban quản lý Khu kinh tế yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các nội dung sau:

1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của cơ sở, xác định công suất tiêu thụ điện và khả năng chịu tải của hệ thống điện (dây dẫn, thiết bị tự ngắt…); các đường dây điện, thiết bị tiêu thụ điện phải được cách ly với các vật dễ cháy; quản lý chặt chẽ nguồn lửa, có ngăn cách nguồn lửa với các chất cháy; định kỳ kiểm tra đo điện trở tiếp đất đối với hệ thống chống sét theo quy định;

2. Ban hành các quy trình vận hành máy móc thiết bị, các nội quy, quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và tổ chức thực hiện; đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, ngăn cháy lan bên trong xưởng sản xuất, kho, trong khu vực cơ sở hoặc cháy lan từ bên ngoài vào trong và ngược lại. Tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn PCCC đã ban hành và theo hướng dẫn của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn - Công an tỉnh;

3. Bảo đảm nguồn nước và lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy. Tổ chức đội PCCC có đủ lực lượng, trang bị phương tiện chữa cháy để tự xử lý các sự cố cháy, nổ xảy ra ở cơ sở; phân công thường trực tuần tra, canh gác nhất là vào ban đêm và ngoài giờ làm việc. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng này đảm bảo thời gian quy định theo Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC của Bộ Công an (Thông tư 66/2014/TT-BCA); 

4. Tăng cường đầu tư kinh phí và trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy, báo cháy và chữa cháy tự động, máy bơm chữa cháy; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy đã trang bị, các phương tiện, dụng cụ chữa cháy khác đảm bảo để các thành viên Đội chữa cháy cơ sở hiểu rõ cách sử dụng, đảm bảo xử lý kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra;

5. Bổ sung, chỉnh lý hoặc xây dựng mới phương án chữa cháy và tổ chức thực tập phương án chữa cháy theo định kỳ ở mỗi cơ sở. Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy theo quy định tại điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Nghị định 79/2014/NĐ-CP);

6. Lập và hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC theo đúng quy định tại Mục I; tiến hành thống kê, báo cáo về PCCC theo đúng quy định tại Điều 4 Thông tư 66/2014/TT-BCA. Trường hợp cơ sở có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đề nghị các chủ cơ sở tiến hành lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA;

7. Ngoài ra, đề nghị các chủ cơ sở nghiên cứu và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định tại Luật PCCC ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC ngày 22 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; Thông tư 66/2014/TT-BCA và các văn bản pháp luật liên quan./.

Phòng TNMT

Top page Desktop