viet-nam-dang-thuc-thi-136-chinh-sach-dan-toc

Việt Nam đang thực thi 136 chính sách dân tộc

Việt Nam đang thực thi 136 chính sách dân tộc

Article

Ngay từ ngày đầu lập nước, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quan điểm mang tính nguyên tắc trong chính sách tôn giáo của Việt Nam:“Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương – giáo đoàn kết”. Quan điểm,tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước ta được thể hiện trên nguyên tắc Hiến định, được quy định trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp sửa đổi năm 2013, thể hiện quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo.

Thể chế hoá các quan điểm

Ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL- văn bản pháp quy đầu tiên, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Hội nghị Công giáo toàn quốc năm 1955. Ảnh tư liệu

Sắc lệnh ghi rõ: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý, v.v…. Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của người công dân, ý thức tôn trọng chính quyền nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…”.

Quan điểm,tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước ta được thể hiện trên nguyên tắc Hiến định, được quy định trong các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến Hiến pháp sửa đổi năm 2013, thể hiện quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Đảng ta khẳng định: “Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng với dân tộc”, “đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc là yêu cầu quan trọng của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân ngay trong thực tiễn, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới từ 1990 đến nay, Đảng đã ban hành nhiều văn bản Chị thị, nghị quyết như: Nghị quyết  số 25/NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã ghi rõ “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhiều nhóm chính sách

Hiện nay, theo thống kê, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và 97 luật, bộ luật, với gần 300 điều có liên quan đến công tác dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, năm 2018.

Có 188 chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang còn hiệu lực do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó có 136 chính sách dân tộc (là các chương trình, chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc các chương trình, chính sách áp dụng chung cho cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi).

Phân theo lĩnh vực kinh tế – xã hội gồm 9 nhóm chính sách:

– Chính sách phát triển kinh tế bền vững có 52 chính sách dân tộc, trong đó có 8 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm có 25 chính sách dân tộc, trong đó có 13 chính sách dành riêng cho đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có 9 chính sách dân tộc, trong đó có 01 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách văn hoá, thể thao, du lịch có 9 chính sách dân tộc, trong đó có 01 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý có 10 chính sách dân tộc, trong đó có 4 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách về bình đẳng giới, trẻ em có 05 chính sách dân tộc, trong đó có 02 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách đối với tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có uy tín có 20 chính sách dân tộc, trong đó có 9 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách hợp tác quốc tế về công tác dân tộc có 01 chính sách dân tộc dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;

– Chính sách quốc phòng, an ninh có 3 chính sách dân tộc, trong đó không có chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Uỷ ban Dân tộc chủ trì, chỉ đạo 25 chính sách; các bộ, ngành khác chủ trì, chỉ đạo 111 chính sách.

Phân theo phạm vi đối tượng chính sách có 38 chính sách dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; 98 chính sách áp dụng chung cả nước nhưng có nội dung ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc

Đáng chú ý là bên cạnh tiếp tục thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, Quốc hội Khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án tổng thể; Quốc hội khoá XV ban hành Nghị quyết số 120 phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 – 2025, với 10 dự án thành phần nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước, được xây dựng trên cơ sở rà soát, sửa đổi, bổ sung, tích hợp nhiều nội dung chương trình, dự án, chính sách; là sự kiện nổi bật, trọng đại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân tộc, bởi lần đầu tiên ở nước ta có một chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

https://nhanquyenvn.org/viet-nam-dang-thuc-thi-136-chinh-sach-dan-toc.html

Ban biên tập trang thông tin điện tử 

Các tin cùng chủ đề 10
Top page Desktop