luong-sinh-khi-moi-tao-da-phat-trien-cac-doanh-nghiep-viet-nam

Luồng sinh khí mới tạo đà phát triến các doanh nghiệp Việt Nam

Luồng sinh khí mới tạo đà phát triến các doanh nghiệp Việt Nam

Article

Sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các Doanh nghiệp bằng những hành động và việc làm thiết thực. Kể từ năm 2016 tới nay Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức 2 Hội nghị lớn gặp gỡ và đối thoại với các Doanh nghiệp.

Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 29/4/2016 tại Hội trường Thống nhất thành phố Hồ chí Minh tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân phúc đã có buổi gặp mặt và đối thoại với các doanh nghiệp. Tại Hội nghị này Thủ tướng kết luận và đề ra 10 giải pháp hành động của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đó là: Một là, doanh nghiệp được quyền kinh doanh mà pháp luật không cấm…; Hai là, Các doanh nghiệp được bình đẳng tiếp cận nguồn lực; Ba là, Nhà nước đảm bảo lâu dài chính sách để nhà đầu tư tiên lượng đầu tư; Bốn là, Ổn định vĩ mô, đảm bảo có sự đóng góp an ninh an toàn; Năm là, các quy định về điều kiện kinh doanh phải được lượng hóa để doanh nghiệp tiên lượng chi phí tuân thủ; Sáu là, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chính phủ lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; Bảy là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, hội nhập, Coi doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế; Tám là, ngăn chặn tình trạng hình sự hóa kinh tế; Chín là, đối với doanh nghiệp công ích, có rủi ro cao cần được hỗ trợ; Mười là, tiến tới loại bỏ phí, phụ phí không phù hợp. Thủ tướng cũng cũng yêu cầu các Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược phát triển hội nhập, văn hóa doanh nhân, chi phí, cắt giảm chi phí. 


Hội nghị ngày 17/5/2017 tại Hà Nội Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến gặp mặt và đối thoại với các Doanh nghiệp, Hội nghị lần này với qui mô lớn nhất từ trước tới nay, số lượng đại biểu tham dự có khoảng 2.000 đại biểu (Trong đó có khoảng 1.500 đại biểu doanh nghiệp khu vực tư nhân, 200 đại biểu từ các doanh nghiệp FDI; khoảng 100 đại biểu doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa). Tham dự Hội nghị qua hình thức trực tuyến còn có lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố cùng các đại biểu doanh nghiệp, với số lượng 50-100 người mỗi điểm cầu.
Kết luận tại hội nghị Thủ tướng đã nêu rõ cam kết mạnh mẽ thể hiện quyết tâm của Chính phủ sẽ tập trung giải quyết 2 vấn đề then chốt đó là: Một là: tiếp tục kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, thân thiện, khuyến khích đầu tư, bảo đảm thực thi pháp luật, để làm tốt nhiệm vụ nói trên cần thực hiện bằng các việc làm cụ thể đó là: Bảo đảm môi trường chính trị và vĩ mô ổn định, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật đó phải thực hiện hệ thống từ Trung ương đến địa phương; Theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế đóng góp và hưởng lợi một cách bình đẳng, công bằng; Hoàn thiện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba các dự án luật, trong đó có dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xóa bỏ sự ưu ái, tối ưu hóa nguồn lực mà chúng ta đang có chứ không phải chỉ ưu tiên cho doanh nghiệp Nhà nước; Chính phủ tiếp tục rà soát các quy định và thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời với các việc trên cần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các thị trường một cách mạnh mẽ. Hai là: nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để làm tốt nhiệm vụ nói trên cần thực hiện bằng các việc làm cụ thể đó là: Xây dựng kiến tạo các yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế; Tăng cường các lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trên nền tảng kỹ thuật số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Đồng thời với các việc trên chúng ta xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam. 
Để giải quyết hai vấn đề vấn đề then chốt nói trên, cần có sự đồng lòng, đồng tâm của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân, của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương, trong đó yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Trước hết, Chính phủ yêu cầu từng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước phải thông hiểu trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, nghiêm túc thực hiện, luôn sẵn sàng đồng hành bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc; bảo vệ quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp đó Chính phủ rất mong doanh nghiệp cần kinh doanh liêm chính, và bảo vệ tốt hơn vấn đề môi trường.
Với 2 lần tổ chức Hội nghị gặp mặt và đối thoại với các doanh nghiệp trong cả nước vừa qua đã tạo luồng gió mới tạo đà cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển trong thời gian tới.

Phòng Quản lý Doanh nghiệp
 

Từ khóa:

Top page Desktop