cua-khau-vung-bien-o-tay-nguyen-dat-ket-qua-nhung-con-nhieu-thach-thuc

Cửa khẩu vùng biên ở Tây Nguyên: Đạt kết quả nhưng còn nhiều thách thức

Cửa khẩu vùng biên ở Tây Nguyên: Đạt kết quả nhưng còn nhiều thách thức

Article

Những cửa khẩu ở vùng biên ở Tây Nguyên mang theo một kỳ vọng được đặt ra là thúc đẩy kinh tế phát triển tăng sự giao thương hàng hoá tuy nhiên lại yên ắng trong giao thương hàng hoá.

Tây Nguyên là địa bàn quan trọng về an ninh quốc phòng với tổng chiều dài đường biên giới giáp Lào và Campuchia dài 554 km. Có 4 cửa khẩu là cửa khẩu Buprăng và cửa khẩu Đắk Peur được quản lý bởi Cục Hải quan Đắk Lắk; còn cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và cửa khẩu Quốc tế Bờ Y do Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum quản lý. 

Kon Tum cũng là tỉnh triển khai rất quyết liệt các chính sách ưu đãi doanh nghiệp, thu hút đầu tư vào khu kinh tế của tỉnh tại Cử khẩu Quốc tế Bờ Y. Từ giai đoạn 2016 đến giai đoạn 2020, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các khu công nghiệp: Hòa Bình, Sao Mai được xác định gắn với phát triển các vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum. 5 năm qua, chỉ riêng Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã thu hút đầu tư với 68 dự án được triển khai với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 1.052,161 tỷ đồng, vốn đầu tư đã thực hiện 902,665 tỷ đồng.

Tính chung trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp liên kết có 112 dự án, với tổng số vốn đăng ký 4.169,109 tỷ đồng, tổng vốn thực hiện 2.016,770 tỷ đồng. Với tổng số lao động 1.802 người, nộp NSNN năm 2021 ước khoảng 78,780 tỷ đồng. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào đây được ưu đãi tiền thuê đất, thuế, và một số chính sách khác. Loại hình dịch vụ đầu tư theo ngành nghề ưu đãi mà địa phương đưa ra đã ngày một thu hút hơn. Đặc biệt là khi tỉnh Kon Tum đầu tư có trọng tâm trọng điểm vào Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Kon Tum về đề án phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả. Nhấn mạnh công tác lập quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đảm bảo các khu, cụm công nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của từng huyện, thành phố. Nghiên cứu, triển khai các mô hình Khu công nghiệp hiện đại, nhất là các mô hình "Khu công nghiệp tổng hợp", "Khu công nghiệp thông minh", "Khu công nghiệp sinh thái"..., gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi truờng. 

Huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích phù hợp với quy định của pháp luật dể thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào linh vực hạ tầng thương mại, dịch vụ, các dự án hậu cần xuất nhập khẩu (Logistics) tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ bồi thuờng, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thực hiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, đầu tư kết cấu hạ tầng.

Phó trưởng Ban BQL Khu kinh tế tỉnh Kon Tum- ông Huỳnh Quốc Trung cho hay phát huy thành quả đạt được trong 5 năm qua, chúng tôi đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong thu hút đầu tư, tiếp tục đẩy nhanh phát triển vùng kinh tế động lực Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y theo định hướng Chính Phủ.

Kim ngạch xuất khẩu của Cử khẩu Quốc tế Bờ Y năm 2020 đạt 73,1 triệu USD tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019 (67,9 triệu USD); kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 85,8 triệu USD tăng 18% so với năm 2020. Hoạt động xuất khẩu qua Lào chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, vật tư, xi măng, vôi sống, phân bón, hàng bách hóa, cây giống, máy móc thiết bị,..

Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y cho biết, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50 lượt phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại tại cửa khẩu Bờ Y. Gần Tết thì lượng hàng lưu thông cũng có tăng lên nhưng không đáng kể. Các mặt hàng chủ yếu là trái cây, sắn lát, cao su, gỗ nguyên liệu và xuất khẩu chủ yếu là vật tư, phân bón, cây giống… Còn tại cửa khẩu Lệ Thanh và cửa khẩu Buprăng, lượng hàng hóa qua lại cửa khẩu thưa thớt hơn, song các đơn vị vẫn luôn thực hiện đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Còn ông Nguyễn Văn Chi – Phó chi cục Trưởng chi Cục Hải quan Lệ Thanh cho hay: “Hàng hoá xuất qua đây chủ yếu là là các mặt hàng miễn thuế. Hoạt động xuất khẩu ở đây có 65 công ty hoạt động thường xuyên như Hoàng Anh Gia Lai, Thaco…. Sản phẩm của Việt Nam đưa qua cửa khẩu Lệ Thanh vào thị trường ASEAN là rất ít, không đáng kể. Chính vì thế mà hoạt động ở đây chỉ nhộn nhịp khoảng mấy giờ đồng hồ là xong. Hạ tầng cơ sở phục vụ cho việc xuất nhập cảnh, thông quan hàng hoá cũng được đầu tư rất bải bản.”

Chính vì thế mà theo báo cáo của Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum thì trong năm 2021 hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh tại 4 cửa khẩu ở Tây Nguyên so với cùng kỳ năm 2020 cả về kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu nộp ngân sách nhà nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ đạt hơn 1.376 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt gần 158 triệu USD, còn lại nhập khẩu đạt trên 1.218 triệu USD, tăng 305,12% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa xuất nhập khẩu phát sinh chủ yếu vẫn là các mặt hàng như máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư năng lượng điện gió, thủy điện, năng lượng điện, cao su, phân bón, hàng bách hóa, vật tư, cây giống, bao bì đóng gói, nông sản các loại, đường thô, gỗ xẻ nguyên liệu.

Tổng số thu nộp ngân sách trong kỳ đạt 2.416,57 tỷ đồng, tăng 760,45% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 933,04% chỉ tiêu Bộ Tài chính giao là 259 tỷ đồng và đạt 107,55% chỉ tiêu phấn đấu do Tổng cục Hải quan giao là 2.247 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu từ thuế giá trị gia tăng nhập khẩu các mặt hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của các dự án đầu tư năng lượng điện gió, năng lượng điện, cao su.

Cũng từ những hoạt động xuất nhập trong năm 2021, nhiều khu kinh tế cửa khẩu đã đón nhận các dự án của các công ty vào đầu tư dịch vụ logistic giao nhận hàng hoá.

Theo một số chuyên gia kinh tế thì vùng Tây Nguyên còn những điểm nghẽ cụ thể như là: điểm nghẽn về cơ chế chính sách; điểm nghẽn về khoa học công nghệ; điểm nghẽn trong nghiên cứu, ứng dụng, khai thác tài nguyên văn hoá. Đây là những điểm mấu chốt cần phải có giải pháp thực hiện sớm để thúc đẩy khoa học, công nghệ, liên kết chuối vào trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm và xuất khẩu. Có như vậy mới chinh được thị trường trong khu vực, vùng và các quốc gia lân cận. Đặc biệt là đầu tư, khai thác có trọng tâm trọng điểm các Khu kinh tế cửa khẩu thì mới thúc đẩy được giao thương hàng hoá của khu vực Tây Nguyên ngày một mạnh lên.

Theo https://diendandoanhnghiep.vn/cua-khau-vung-bien-o-tay-nguyen-dat-ket-qua-nhung-con-nhieu-thach-thuc-215424.html

Ban biên tập trang thông tin điện tử (tổng hợp)

Top page Desktop