nang-cao-nang-luc-canh-tranh-va-phat-trien-dich-vu-logistics-viet-nam-den-nam-2025-tren-dia-ban-tinh-kon-tum

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Article

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 259/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
- Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của tỉnh (có Cửa khẩu quốc tế Bờ Y tại khu vực ngã ba biên giới, nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây) để phấn đấu xây dựng tỉnh Kon Tum trở thành đầu mối về dịch vụ logistics của khu vực Tây Nguyên.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn tỉnh, tập trung xây dựng tại khu vực thành phố Kon Tum và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhằm nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh Kon Tum với các nước trong khu vực tam giác phát triển, các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh khu vực đồng bằng duyên hải Miền trung. 
- Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước. 
- Ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đủ trình độ về logistics, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
II. Nhiệm vụ và giải pháp 
1. Triển khai các chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics
- Rà soát, ban hành các văn bản triển khai phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh.
- Nghiên cứu, áp dụng triệt để, có hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics
2. Đầu tư hạ tầng logistics
- Tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics.
- Xây dựng các trung tâm logistics tại khu vực thành phố Kon Tum và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhằm nâng cao hiệu quả, tính kết nối giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải Miền trung, Tây Nguyên và một số tỉnh của Thái Lan, Lào, Campuchia phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum trở thành đầu mối, trung tâm logistics của vùng.
3. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ
- Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến như: Ngành dệt may xuất khẩu, ngành đồ gỗ, ngành nông sản - thực phẩm, dược liệu... 
- Từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác.
4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch vụ logistics; thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y vào Việt Nam và ngược lại; hỗ trợ nâng cao hiệu quả khai thác, mở rộng nguồn hàng cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Khuyến khích sự liên doanh, liên kết, cộng tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khai thác, sử dụng thế mạnh hiện có của các doanh nghiệp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin…) để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp. 
5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương. 
- Có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành. 
6. Các nhiệm vụ khác
- Đầu tư trang thiết bị kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics.
Xem Kế hoạch tại đây!

Văn phòng (tổng hợp).
 

Từ khóa:

Các tin cùng chủ đề 10
Top page Desktop